Tâm sự nghề xây dựng

 Tâm sự nghề xây dựng(Phần 1)

Cái nghề nó bạc như vôi ấy! tôi học Giao Thông Vận Tải theo lời ông ba tư vấn, quê nắng gió Bình định vô Sài gòn học 5 năm trời cầm cái bằng ra cực kì vất, học hành thì khô khan suốt năm 5 hết toán lý hóa, đại cương, rồi cơ sở, rồi lại lao đầu vào đồ án, anh em nào xác định giỏi tư nhiênt hì vô nhe, nhưng xác định chịu khô khan được là oke.

Chưa hết, lớp học 60 thằng hết 59 đứa con trai, có 1 đứa con gái mà tính tình giống con trai luôn hẵn, thầy cô hay chọc dương thịnh âm suy, thì các ông xác định là học chán thì thôi luôn nhé, không được như cấp 3 đâu. Mà con trait hì thằng nào như thằng nấy, rất bầy hầy luôn, dân kỹ thuật mà lại toàn trai nên có cần phải bóng bẩy gì đâu.



Đó là đi học nhé, còn lúc ra thực tập thì mới ra đi công trình, tui ở Quận 12 nhưng đi ở Nhà Bè ngày chạy đi chạy về hết 60 cây, mới ra thì đi theo làm công nhân thôi, cái gì cũng phải làm từ vác hồ, xây gạch, theo mấy ông nói là để biết, không biết thì sau này thợ, công nhân qua mặt, ban đầu suy nghĩ là học hành cho cố rồi ra ngồi mát chứ đâu có nghĩ sấp mặt như bậy giờ, đội nắng đội mưa chung với anh em công nhân, làm như một công nhân xây dựng thật thụ luôn, một thằng chỉ biết ăn học mà ra công trường làm thì các ông biết tôi sốc như thế nào nhưng mà cái nghiệp mình chọn rồi phải theo thôi, thế rồi cũng qua cái thời đó!

làm xong thực tập rồi tui về trường, cày 3 tháng nữa là xong cái đồ án, nôm na là phải làm thuyết trình, bản vẽ rồi sau đó bảo vệ nhưng học tới đây rồi thì nếu ai chịu khó làm hết thì sẽ được qua thôi nhe, nên mấy ông chịu khó.

Đi làm.... Còn tiếp 

Admin - Anhkysu.com 

Xem thêm: 

Tâm sự anh kỹ sư xây dựng

Tại sao tôi chọn làm một kỹ sư


Tìm hiểu phần mềm SSCNC(Phần 2): Settings dao và kiểm tra gốc tọa độ phôi

 Tìm hiểu phần mềm SSCNC: khởi động máy, gá phôi, set và kiểm tra gốc tọa độ phôi.

Bước 5: Chọn dao

-        Phía bên trái click vào “ Tools Management”  Ta có: 


-      -   Ở đây ta chọn dao đầu tiên “001 – Flat” sẽ có hình như dưới Nhấn Double Click vào loại dao để thiết lập thuộc tính phù hợp với loại dao của máy CNC theo thực tiển. 

Kéo từng loại dao xuống ô chứa dao”Tool Magazine” và lắp dao vào máy rồi OK


Bước 6: Chọn tọa độ gốc

Phía bên trái màn hình biểu tượng thứ 3 “ Workpiece setup” sau đó chọn “Rapid Position” như hình sau 


-        Hiện hộp thoại “ Quick Move” chọn vị trí tọa độ góc hợp lý, thường chọn như hình tùy vào loại phôi hay cách viết code mà chọn 

 


-        Chọn “ Offset setting – WORK” khai báo hệ tọa độ X0,Y0,Z0 và ấn “ MEASUR”  khi khai báo từng trục tọa độ như hình sau: 






-        Vào mục “ POS” kiểm tra các tọa độ về 0 chưa, nếu chưa chọn X ấn “ ORIGIN” Y,Z  cũng làm tương tự là hoàn thành. Vậy là Anhkysu.com đã hoàn thành hướng dẫn trọn bộ Tìm hiểu phần mềm SSCNC Xem thêm Phần 1 tại: Tìm hiểu phần mềm SSCNC Phần 1 






V


Tìm hiểu phần mềm SSCNC(Phần 1): khởi động máy, gá phôi

 Tìm hiểu phần mềm SSCNC: khởi động máy, gá phôi, set và kiểm tra gốc tọa độ phôi. 

SSCNC là phần mềm do hãng Nanjing Swan Software Technology phát hành đi kèm với máy CNC. (http://www.swansc.com/en/)

Phần mềm SSCNC mô phỏng quá trình vận hành, gia công với khả năng mô phỏng sát với thực tế đến 95% nên rất thuận tiện cho việc giảng dạy, học tập và thực hành cho những người làm việc trong ngành CNC.

Sau khi cài đặt thành công phần mềm SSCNC ta có biểu tượng của SSCNC trên Desktop như hình sau:


Bước 1: Click mở phần mềm SSCNC rồi Chọn máy CNC theo chương trình học, ở đây ta chọn hệ FANUC 0iM


Chọn Run ta được hình dưới Quan sát sơ bộ về giao diện chính của máy CNC.


Bước 2: khởi động máy: Chọn mở nút dừng khẩn cấp(EMO) và khóa máy.


Bước 3: Khai báo phôi

-        Phía bên trái màn hình biểu tượng thứ 3 “ Workpiece setup” ->> “Stock Size and WCS” chọn như hình sau: 



Khai báo xong nhấn “OK”

Bước 4: Khai báo đồ gá

Hàng thứ 2 từ trên xuống “ Wokpiece clamp”

Tùy vào loại phôi chọn đồ gá hợp lý, thường sử dụng loại Eto(Vise) là nhiều nhất. 


Tùy vào loại phôi chọn đồ gá hợp lý, thường sử dụng loại Eto(Vise) là nhiều nhất


Đọc thêm phần 2: Tìm hiểu phần mềm SSCNC Phần 2

Anhkysu.com 




Kỹ sư làm gì trong nhà máy?

 Kỹ sư làm gì trong nhà máy?  

Bạn mới ra trường và đang phân vân về các cơ hội việc làm, các chuyên ngành như điện, cơ khí, cơ điện, tự động,...? đi theo hướng nào là hợp lý, nếu bạn đang chọn hướng làm việc tại các nhà máy thì đây là bài viết có ích cho bạn, hãy đọc hết nhé! 

Trước tiên bạn nên tham khảo ->> kỹ sư là ai? và nếu muốn tìm được việc trước khi ra trường thì đây nhé: ->> Làm sao có việc làm trước khi ra trường?

                                                            Hình ảnh nhà máy Samsung Electronic Việt nam

Trước tiện định nghĩa cơ bản về nhà máy và các công việc có thể làm trong đó, một nhà máy được hiểu một cách cơ bản nhất là một hệ thống sản xuất có nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra sau đi đi qua hết các công đoạn của nhà máy đó, ví dụ như nhà máy thép sẽ có nguyên liệu là phôi thép và thành phẩm là các sản phẩm từ thép khác như: tấm, thép nguyên liệu, thép xây dựng, thép dụng cụ,... hay nhà máy sữa thì nguyên liệu đầu vào là sữa bò và các phụ gia, sản phẩm sẽ là sữa đóng hộp, sữa chua,...

Với đặc tính như thế để một nhà máy vận hành được ta cần một khối lượng lớn máy móc, công cụ, nhân công để thực hiện các quy trình sản xuất sao cho đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm phải là tốt nhất

Về cơ hội công việc của nhà máy là rất lớn, các nhà máy thuộc nhóm ngành sản xuất, chế tạo, công nghiệp, nhất là trong giai đoạn này đất nước đang hướng đến công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nhà máy lớn và tên tuổi của thế giới dần dịch chuyển về Việt nam như: Samsung, LG, Foxconn, Bosch,... thì có thể thấy tiềm năng của các công việc sản xuất trong nhà máy là rất lớn chửa kể đến các doanh nghiệp nhóm ngành sản xuất của nhà nước và tư nhân hiện tại rất phát triển như: Nhà máy sàn xuất của Vinfast, Thaco, Viettel,... 

Cho nên các bạn chọn con đường làm kỹ sư nhà máy thì không phải lo lắng vì tiềm năng và cơ hội rất lớn nhé! thế nhưng kỹ sư làm gì trong nhà máy? 

Trước hết bất kỳ một nhà máy nào cũng có các bộ phận cụ thể như: Bộ phận sản xuất, bộ phận bảo trì, bộ phận quy trình kỹ thuật, bộ phẩm kiểm tra chất lượng và các bộ phận khác tùy theo từng mô hình nhà máy. 

                                Bên trong dây chuyền sản xuất của nhà máy Samsung Electronic Việt Nam

Có 4 Bộ phận thông thường mà các kỹ sư thuộc các chuyên ngành kỹ thuật sẽ đảm nhiệm trong nhà máy: 

Bộ phận sản xuất: Các bạn sẽ là những kỹ sư sản xuất tiếng anh gọi là Production Engineer hay Operation Engineer, các bạn kỹ sư ở bộ phận này sẽ phụ trách chính trong khâu sản xuất, công việc liên quan đến quản lý con người, vật liệu, vật tư sản xuất nhiều, có thể quản lý một đội kỹ thuật viên, công nhân, hay đảm nhiệm về số lượng vật tư, nguyên liệu, khối lượng sản xuất,...

Bộ phận bảo trì: Các bạn sẽ là những kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng máy móc tiếng anh gọi là Maintenance Engineer, công việc liên quan đến chuyên ngành của các bạn nhiều hơn như về điện hoặc cơ khí, các bạn thực hiện công việc khi dây chuyền, máy móc có sự cố cần phải sửa chữa hay bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động của máy móc trơn tru nhất theo lịch của nhà máy

Bộ phận kỹ thuật: Các bạn sẽ là những kỹ sư kỹ thuật hay kỹ sư quy trình, các bạn là người đưa ra quy trình làm việc cho bộ phận sản xuất và đảm bảo dây chuyền, máy mọc hoạt động một các ổn định nhất có thể cũng như phân tích các lỗi hàng loạt và tiếp nhận công nghệ, máy móc mới, kỹ sư quy trình thường là mạnh nhất trong khối nhà máy vì là người nắm quy trình làm việc và thực hiện phối hợp các bộ phận ăn ý làm việc với nhau.

Bộ phận chất lượng: đây là một bộ phận rất quyền lực trong nhà máy nhé! thường gọi là QA(Quality Ausurance), QC(Quality Control) các kỹ sư ở đây gọi là kỹ sư kiểm soát(QC) hoặc đảm bào(QA) chất lượng, các kỹ sư ở bộ phận này sẽ kiểm tra và đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong từng công đoạn hay sản phẩm cuối cùng của nhà máy, các bạn tính cách cẩn thận, yêu thích công việc kiểm soát chất lượng sản phẩm hoàn toàn có thể thử sức với vị trí này.

Còn tiếp.....

Anhkysu.com - Admin

Đọc thêm: 

Làm sao để duy trì đam mê kỹ thuật?

Tại sao tôi chọn àm một kỹ sư?


Làm sao để dân kỹ thuật có người yêu?

 Làm sao để dân kỹ thuật có người yêu? 

Đây có thể là câu hỏi kinh điển trong đầu các bạn đồng môn của mình, các bạn biết dân kỹ thuật, học trường kỹ thuật ở đó hơn 90% là con trai rồi nên có thể nói quen được một cô gái trong ngành thì cực kỳ lcạnh tranh luôn nhé! 1 chọi 100 chứ không phải chọi 10 thôi đâu. Đặc trưng của dân kỹ thuật như bọn mình lại là khô khan cảm xúc vì suốt ngày cứ học số liệu, toán, lý hóa,...

Các bạn tham khảo thêm: 

Tại sao tôi chọn làm một kỹ sư?

Bí kiếp cho sinh viên kỹ thuật? 



1. Phải tích cực các hoạt động của trường: 

Ngoài việc học ra các bạn phải tích cực tham gia các cuộc thi, các phong trào của trường, của khoa tổ chức, vì sao ư? vì phải tham gia thì mới mở rộng mối quan hệ, có mối quan hệ thì mới nãy sinh được cái này cái kia, mấy thằng bạn học mình hồi đó thằng nào năng động, hăn hái tham gia hoạt động đoàn, thi thố này nọ thì đều có bồ trước cả, mở rộng mối quan hệ, bạn phải xuất hiện thì người ta mới biết bạn là ai, chứ trốn tránh thì làm sao có cơ hội, mình tự tạo cơ hội cho mình chứ không ai tìm mình để trao cơ hội cả các bạn nhé! 

2. Phải học thật giỏi: 

Con gái thường họ thích những người hơn họ, nếu bạn ngon thì bạn mới tiềm được mối ngon, đó là sư thật, thô nhưng mà thật nhé, chuyện một nàng tiểu thư yêu một anh nghèo mãi mãi là cô tích nếu như anh ta nghèo mãi và không chịu cố gắng. Nếu bạn giỏi bạn tự tạo được ấn tượng với những người con gái khác thôi, bạn nghĩ xem các bạn thủ khoa, hay đoạt giải này giải nọ chắc chắn là có người hâm mộ rồi, nên nếu không giỏi giao tiếp thì phải học thật giỏi để lọt vào mắt xanh của các nàng nhé anh em kỹ thuật.

3. Cởi mở trong tính cách: 

Cái này là đặt trưng của mấy ông dân kỹ thuật luôn, cứ lù lù, khép kín, các ông cứ nghĩ xem chỉ cần vài hành động đẹp và cởi mở thì các ông đã lấy được thiện cảm từ nàng rồi, đơn giản như là đi xe buýt biết nhường chỗ cho người lớn hay các bạn sinh viên nữ, những hành động nhỏ nhưng để lại ấn tượng lớn trong mắt các nàng, người ta phải có ấn tượng gì về bạn thì bạn mới để làm quen được, thật lòng khuyên các ông muốn có người yêu thì phải cởi mở lên nhé!!

4. Nắm bắt cơ hội và hành động thật nhanh: 

Cái này tôi gặp rồi và thật lòng khuyên mấy ông luôn, nếu có đối tượng rồi thì đừng chần chờ làm chi, cứ thổ lộ, nói cho người ta biết tình cảm của mình, nếu cả hai có duyên sẽ đến với nhau còn không thì thôi làm bạn, nhiều ông cứ chôn giấu trong lòng mãi đến khi người ta có người khác hoặc xem là anh trai rồi hối tiếc, mình làm kỹ sư sau này còn lãnh những công việc to lớn thì ba cái tỏ tình này là chuyện nhỏ đâu có gì mà không dám chứ, nam nhi đầu đội trời chân đạp đất phải nắm bắt cơ hội và hành động thật nhanh mới mong có người yêu nhé mấy ông ei.

5. Tích cực giao lưu: 

Phải tích cực giao lưu với các trường khác, mình là dân kỹ thuật môi trường học toàn là nam, đi làm cũng toàn là nam biết đời nào mà có người yêu, FA mãi cũng do đó, phải tham gia giao lưu các trường khác, sư phạm, kinh tế con gái đầy ra đấy, tham gia những chương trình liến kết các trường, các chương trình hẹn hò sinh viên thì mới có cơ hội tìm được một nữa của mình nhé! 

Kết: 

Theo 5 tip nhỏ này của admin anhkysu.com, mong là anh em dân kỹ thuật sẽ sớm tìm được người yêu nhé! Anh em thấy bài viết hay nhớ Like page: https://www.facebook.com/anhkysublog để cập nhật liên tục những bài viết của Anh kỹ sư - anhkysu.com nhé!!!! 

Xem thêm các bài viết: 

-->> Bí kiếp học cho sinh viên kỹ thuật

-->> Làm sao có việc làm trước khi ra trường?

Anhkysu.com - Admin

Làm sao để duy trì đam mê kỹ thuật?

 Làm sao để duy trì đam mê kỹ thuật?  

Chắc hẵn các bạn kỹ sư mới ra trường hay ra trường lâu năm đều đã từng tự hỏi câu này:  "Làm sao để duy trì đam mê kỹ thuật?"

Các ngành nghề kỹ thuật nói chung và nói riêng đều có chung một tính chất đó là khô khan, đòi hỏi số liệu và sự chính xác trong công việc, có những bạn trước khi học kỹ thuật cũng rất thích và đam mê nhưng sau khi học, khi làm thực tế thì cái niềm vui thích đó vơi bớt dần dần dễ dễn đến chán nản, có những bạn làm kỹ sư vài năm chán rồi bỏ nghề hoặc đi làm cho có không còn đam mê như thuở ban đầu.  



Thế thì đây là bài viết cho bạn, dưới đây là một số cách mà mình đã từng trãi để duy trì đam mê kỹ thuật của mình. 

1. Luôn tìm tòi cái mới. 

Luôn tìm tòi cái mới lạ, thường xuyên cập nhật, dọc báo và tài liệu chuyên ngành của mình, vì khoa học kỹ thuật nói chung hay công nghệ đều có những bước tiến hằng ngày hằng tháng, co khi cái máy móc bạn vừa nghĩ đến thì qua tháng sau đó nó đã lỗi thời rồi đó! CHo nên phải tìm những trang báo, tạp chí chuyên về ngành của bạn để cập nhật tin tức, tiến bộ khoa học kỹ thuật và đọc thường xuyên để vừa trao dồi kiến thức chuyên ngành cũng như giữ lửa, đôi khi cái mới nó khiến ta cảm thấy rất thích thú nhất là với những kỹ sư. 

2. Chơi theo nhóm.

Cái ngành nghề nào cũng vậy phải có bạn bè, hội nhóm, bạn phải tham gia những nhóm chung ngành nghề để có những "đồng minh" luôn theo sát bên, vừa chia sẽ vui buồn nghề nghiệp vừa thấu hiểu nhau dễ nói chuyện và chia sẽ hơn là những người bạn khác ngành nghề, thời đại công nghệ như hiện tại rất dễ tìm những nhóm bạn, đồng nghiệp. ví dụ như bạn là kỹ sư cớ khí thì tìm những nhóm kỹ sư cơ khí hay hội cơ khí trên facebook mà tham gia. Hoặc là nhóm bạn cũ học chung có thể liên lạc chơi chung hoặc tạo một nhóm chat để cùng nhau chia sẽ chuyện vui buồn trong nghề nghiệp. 
Hoặc tham gia cộng đồng kỹ sư với hàng ngàn thành viên  của Anhkysu.com tại đây ->> Anh kỹ sư Group

3. Hãy luôn sáng tạo trong công việc. 

Là một kỹ sư thì đừng bao giờ thỏa mãn bản thân mình hãy luôn sáng tạo để duy trì đam mê và tinh thần lạc quan, nếu bạn đang gặp một vấn đề hóc búa mà đã giải quyết được dù mất nhiều thời gian và công sức thì hãy cố gắng nghĩ thêm một cách khác nữa, có thể làm nhanh hơn không?, có thể làm tiết kiệm hơn không? hoặc là làm thế nào hiệu quả hơn? . Đừng bao giờ dừng lại và đừng bao giờ ngần ngại để thử thách bản thân và nghề nghiệp của mình để duy trì đam mê hãy sáng tạo không ngừng nghĩ.

4. Học, học nữa, học mãi. 

Đúng đó, học học nữa, học mãi đừng dừng lại, để đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới thì tinh thần học hỏi không ngừng là một điều rất quan trọng đó các bạn, đối với chúng ta những kỹ sư nó còn quan trọng hơn rất nhiều, làm một vài năm bạn có thể chọn học lên, Cao đẳng thì học lên Đại học, Đại học có thể học lên Thạc sĩ. Hoặc đơn giản là tự học, hỏi hỏi để tiến bộ không ngừng, là một kỹ sư điện có thể học thềm điều khiển, tự động hóa, những ngành gần hoặc liên quan, luôn học hỏi trao dồi bản thân mình thì ngọn lửa mới cháy mãi được, học từ người mới, người cũ, rất nhiều cái để học.

5. Thay đổi môi trường làm việc.

Nếu bạn đã làm 2-3 năm có kinh nghiệp ở một công ty thì hãy nghĩ đến việc nhảy việc sang công ty khác xem sao, nhảy việc đôi khi mang đến sự mới mẻ, một môi trường làm việc mới với những đồng nghiệp mới tạo cho ta cảm giác phải thay đổi không ngừng, tiếp xúc những môi người mới với những công nghệ khác sẽ thúc đẩy bản thân của một người kỹ sư không ngừng học hỏi và luôn duy trì được niềm đam mê của mình.

6. Làm vài dự án cá nhân.

Nếu có thời gian thì hãy tìm hiểu một số dự án nhỏ đơn giản liên quan đến nghề của mình và dành thời gian rảnh ra cuối tuần hay ngày nghĩ lẽ để làm, kiểu như là kỹ sư thì ai cũng muốn tự chế một cái gì đó cho bản thân mình, ví dụ như mấy bạn kỹ sư điện thì làm bộ nhận dạng khôn mặt hay chế máy in 3D. ví dụ như mình tạo ra Blog: https://www.anhkysu.com/ làm một nơi viết để tâm sự nghề kỹ sư, dịch một vài bài báo chuyên ngành hay ho, chia sẽ tài liệu chẵn hạn để duy trì lửa trong công việc. 

Admin - Anhkysu.com 
Tham khảo thêm các bài viết: 


Làm sao để sinh viên kỹ thuật có việc làm trước khi ra trường?

 Làm sao để sinh viên kỹ thuật có việc làm trước khi ra trường? 

Câu hỏi này xuất hiện nhan nhản trong đầu bạn khi bạn là sinh viên năm 3, năm 4 chuẩn bị ra khỏi trường phải không? 

Nếu vậy đừng tiếc vài phút đọc bài viết này nhé! Bài viết tổng hợp kinh nghiệm của Admin Anhkysu.com vì từng đặt câu hỏi đấy, từng là sinh viên và cũng đã tìm được việc trước khi trường đuổi. 



1. Năng động lên: 

Mình vào Sài gòn đi học từ năm 1 đã đi làm thêm rồi, làm đủ thứ việc từ bưng bê, phục vụ, giao hàng,... để có thêm kinh nghiệm sống, để năng động hơn, nói thế không phải để các bạn bỏ bê việc học hành, mình sắp xếp như thế nào cho hợp lý để vừa có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc, vì các bạn nên nhớ sau khi ra khỏi trường rồi đi làm việc lại là một chuyện khác các bạn phải có kĩ năng mềm, làm việc nhóm, tiếp xúc nhiều người, nhiều tầng lớp khác nhau, mà các tốt nhất là trãi nghiệm công việc làm thêm chứ không phải chỉ đọc sách kỹ năng mềm, kỹ năng sống nhé! 

2. Duy trì một kết quả học tập chấp nhận được: 

Nếu các bạn thật sự không giỏi việc học thì chỉ cần chăm một tý, duy trì kết quả học tập ở mức trung bình khá chứ đừng bỏ bê để rớt lên rớt xuống, nợ môn nợ bằng rất mệt, có nhiều bạn của mình sau khi đi thực tập được nhận làm luôn là bỏ bê mấy môn cuối, đồ án, chứng chỉ tiếng anh rồi 2-3 năm sau đã đi làm vẫn chưa lấy được tấm bằng, mà như thế muốn nhảy việc cũng khó lắm, nên tốt nhất là phải duy trì việc học ở mức tối thiểu là ra trường đúng hạn, nhất là mấy ông dân kỹ thuật như mình hay nợ tiếng anh.

3. Tìm hiểu nhà tuyển dụng cần gì: 

Khi năm 3 thì các bạn nên bắt đầu tìm hiểu xem nhà tuyển dụng họ cần gì bằng cách lên những trang tuyển dụng như Timviecnhanh, Vietnamworks,... để đọc các yêu cầu công việc của các công ty, hay tiếng anh là JD, xem họ cần gì và bổ sung gấp để biết mình đang ở đâu, đang thiếu gì, ví dụ như trường bạn dạy Autocad nhưng họ yêu cầu kỹ sư phải biết NX,SolidWork,... thì phải tìm hiểu trước hoặc đi học thêm các chứng chỉ đó thì khả năng cạnh tranh của các bạn sẽ tăng lên rất nhiều đó! có câu biết người biết ta trăm trận trăm thắng mà.

4. Tích cực theo dõi thông tin tuyển dụng:

Hồi trước thực tập thề là ngày nào mình cũng lượn vòng vòng các trang tuyển dụng trên mạng, của khoa, của trường, của các công ty mình chú ý để xem có thông tin gì mới, chương trình gì phù hợp với mình, vì các thông tin tuyển dụng thường chỉ có số lượng người cần tuyển và thời hạn, các bạn phải biết nắm bắt thời cơ đúng lúc.

5. Rèn luyện các kỹ năng, ngôn ngữ: 

Các kỹ năng như tin học văn phòng, thuyết trình, phỏng vấn cũng đòi hỏi thời gian tiếp xúc và rèn luyện nhiều mới cứng được, không bở ngỡ, dù bạn giỏi tới đâu nhưng khi đi phỏng vấn mà run hay trả lời lấp vấp họ cũng khôpng đánh giá cao khả năng của bạn đâu, các kỹ năng nhỏ như là in ấn, photo, word hay excel cũng cần chú ý, vì mới vô ai mà giao việc lớn cho bạn làm được, cho nên thời gian rãnh thì rèn luyện nó, thuyết trình hay phỏng vấn thì đứng trước gương hay tập dợt với bạn bè, tin học văn phòng thì trên mạng cứ lấy mẫu về mà luyện tập thôi.

Kết: 

Đây là một số kinh nghiệm nhỏ của mình như người đã đi trước chia sẽ lại cho các bạn, mong là các bạn sẽ rút ra chút kiến thức để tự tin tìm việc hơn, mình phải chuẩn bị thì khi cơ hội nó đến mình mới bắt lấy được chứ ngồi chờ thời thì thời không bao giờ đến!

Xem thêm: 

Làm sao để duy trì đam mê kỹ thuật?

kỹ sư anh là ai?

Tại sao tôi chọn làm một kỹ sư?

Anhkysu.com - Admin


Bí kiếp võ lâm cho cho sinh viên kỹ thuật

Bí kiếp võ lâm cho cho sinh viên kỹ thuật 

Vào năm học mới chắc chắn các bạn sinh viên nói chung và sinh viên kỹ thuật nói riêng nhập học sẽ có nhiều lo lắng, không biết môi trường sắp tới sẽ như thế nào, dưới góc độ từng là sinh viên kỹ thuật nên mình muốn chia sẽ một ít kinh nghiệm cho các bạn mới nhập học cũng như các bạn đang học có thể t ham khảo một chút kinh nghiệm. 



Ảnh minh họa

1. Với các môn đại cương:

- Năm nhất chắc chắn các bạn dù ở trường kỹ thuật nào đi nữa cũng đụng phải Toán cao cấp, Lý cao cấp, Hóa đại cương, Mác Lê nin,...

Kinh nghiệm của mình ở đây là các bạn vừa học xong phổ thông xong thì toán, lý hóa chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản của phổ thông và chịu khó làm bài tập ở các môn này thì cũng không có gì khó khăn, nói chung lại là chỉ cần siêng vì thi hay kiểm tra cũng vòng vòng các bài tập trong các giáo trình thôi.

Đối với các môn học bài và hay gặp các "Tiến sĩ gây mê", như Mác lê, pháp luật đại cương,... thì kinh nghiệm ở đây là không nên học thuộc lòng nhé! vì học thuộc lòng sẽ rất nản, cuốn nào cuốn nấy dày cả gang tay không tài nào mà thuốc nổi, các bạn nên dùng bút dạ quang đánh dấu, học theo ý rồi tự triển khai ra cho đúng ý là được chứ không cần thuộc lòng nhé! 

2. Đối với các môn cơ sở: 

- Môn cơ sở ngành dựa trên nền tảng các môn đại cương, đối với các ngành kỹ thuật thì toán, lý, hóa luôn phải nắm một cách cơ bản, nên đã nắm chắc các môn đại cương thì các bạn không cần lo lắng quá, vì cũng từ các công thức từ các môn đại cương mà phát triển lên thôi. 

Ví dụ: Môn Sức bền vật liệu(Các bạn cơ khí và xây dựng chắc chắn học), dựa trên các kiến thức về toán cao cấp và vật lý đại cương mà các bạn đã học

3. Đối với các môn chuyên ngành: 

- Các môn này thì khỏi nói rồi, hoàn toàn không khó vì nó là chuyên ngành của các bạn, mình khuyên một điều là bạn phải đam mê với ngành thì học các môn này rất dễ dàng nhé!, đắc biết các môn này kiến thức sẽ thực tế nhất đối với các công việc sau này của các bạn là một kỹ sư, nó còn là kiến thức để các bạn làm đồ án, luận văn sau nữa đó.

4. Đối với các môn thực hành, thí nghiệm: 

- Thực hành vả thí nghiệm thì nghe cái tên đã nói lên tất cả, các môn này sẽ đưa cho các bạn một cài nhìn trực quan nhất, thực tiễn nhất về các kiến thức kỹ thuật đã được học, về cách học thì các bạn chỉ cần đi học đều và làm được là sẽ qua một cách dễ dàng nhất nhé, mình thì mình rất thích học các môn này vì được trải nghiệm máy móc thực tế, được kiểm chứng các kiến thức trên lý thuyết, các tính toán đã học có đúng hay không. 

5. Đối với thể dục thể thao, quân sự: 

- Đây là thời gian vui nhất trong 4 năm nha mấy bạn, cơ hội để giao lưu lớp học, đôi khi trên lớp không biết ai là ai, thì các môn này là cơ hội để giao lưu với nhau nên chỉ cần tận hưởng thôi chứ không phải căng thẳng, đi học đều là được.

Anhkysu.com - admin

Tại sao tôi chọn làm một kỹ sư?

 Tại sao tôi chọn làm một kỹ sư? 

Có bao giờ bạn dừng lại một chút và suy nghĩ tại sao mình lại chọn cái việc mình đang làm không, mình thì có, như hiện tại là 1:00am( một giờ sáng), mình ngồi viết bài này, Tại sao mình chọn làm một kỹ sư? 

Trước tiên các bạn nên tìm hiểu: kỹ sư là ai?

1. Vì đam mê kỹ thuật:

Cái này là yếu tố bắt buộc khi mình làm bất cứ ngành nghề nào mà mình muốn đi lâu dài, đi theo cả cuộc đời và có thành tựu trong ngành đó, thế đam mê là gì? mình biết rất nhiều bạn bè của mình chọn đại một ngành học chỉ cho có cái để đi học, vô học được vài năm rồi chán, bỏ đổi ngành học khác, thật sư khuyên các bạn đang chọn ngành một câu nên tìm hiểu rõ bản thân mình rồi hả chọn vì không có đam mê sẽ không theo đuổi đến cùng được.

Với mình thì cái đam mê về kỹ thuật có từ nhỏ, khi mình được mua những món đồ chơi đầu tiên như xe điều khiển, robot đồ chơi sau khi chơi xong mình đã tháo banh chành ra và tìm hiểu tại sao nó hoạt động được, và đối với mình đó là niềm vui, thích thú khí tháo chúng dù có bị ba mẹ la khi phá hoại đồ chơi. 

2. Vì cảm giác làm kỹ sư có gì đó ngầu: 

Vấn đề này chỉ là cảm giác thôi, mình làm một kỹ sư nhà máy, mỗi khi gặp những vấn đề hóc búa cần phải nghiên cứu tìm tỏi rất lâu mới giải quyết được, như một hệ thống máy móc mà hư mấy ngày không ai sửa được hay tìm ra nguyên nhân nhưng mình là người sửa được thì mình cảm thấy việc đó rất ngầu, kiểu như tự hào, ở đây mình không nói về khả năng, vì hầu như các kỹ sư như mình phải đối mặt và giải quyết những vấn đề hằng ngày nhưng giải quyết được cảm giác nó ngầu như thế nào ấy! 

3. Vì nó phù hợp với bản thân mình:

Cái này thì chỉ có chính bản thân các bạn mới biết bạn phù hợp với công việc đó hay không, đối với mình thì mình biết tính cách mình khá là cầu toàn, kỹ lưỡng nên rất phù hợp với công việc của một kỹ sư, yêu cầu khắc khe về công việc, sự chính xác và tập trung cao độ, một điều mà mình thường nói các bạn mới vào ngành là đam mê là một chuyện nhưng phải tự xem tính cách mình có phù hợp đễ làm nghề đó hay không nữa, như làm nghệ sỹ thì phải có khiếu bay bổng mới sáng tác được nhưng làm kỹ sư mà bay bổng là thua.



4. Vì mình thần tượng những người thành công từng là kỹ sư :

Mình có hai thần tượng lớn nhất trong đời, một là ông Elon Musk, một Iron man ngoài đời thực, hai là Bác Trần Bá Dương, chủ tịch Tập doàn Thaco - Nhà sản xuất Ô tô lớn nhất Việt nam(hiện tại), Bác Dương xuất thân từ kỹ thuật thuần túy, từ một công nhân kỹ thuật trong Gara ô tô đến một chủ gara rồi đến chủ một doanh nghiệp, một khu công nghiệp sản xuất ô tô tầm cở khu vực. Bạn phải có những thần tượng trong ngành của mìnhtheo đuổi thì bạn mới có động lực một cách mãnh liệt để làm điểu mình mong muôn. 

(Còn tiếp) 

Xem thêm: 

Làm sao để duy trì đam mê kỹ thuật?

Bí kiếp võ lâm cho sinh viên kỹ thuật?

Admin - Anhkysu.com 



Bài viết